Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất 2020 | Hồng Luật Group - Dịch Vụ Doanh Nghiệp

Hồng Luật Group - Dịch Vụ Doanh Nghiệp

Trang chủ Dịch Vụ Kế ToánCách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất 2020

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất 2020

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.

Dựa trên kết quả báo cáo tình hình tài chính, cơ quan thuế sẽ trực thu số tiền mà doanh nghiệp phải đóng thuế cho nhà nước.

Một số khái niệm khác liên quan

Thuế suất

  1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 và Điều 13 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (ưu đãi về thuế suất).
  2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN)

Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

  1. a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  2. b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
  3. c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
  4. d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  5. đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Đối tượng nộp thuế TNDN là tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN. Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất thuế TNDN.

Xem Thêm  Các loại thuế cơ bản công ty phải nộp cho nhà nước

Những khoản thu nhập không phải chịu thuế 

– Những khoản thu nhập còn lại sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Một loại thuế tương đương ở một khâu nào đó.

– Những khoản thu nhập không chịu thuế thu nhập cũng có thể là những khoản thu nhập nhỏ, lặt vặt nhưng lại không thuận tiện cho công tác quản lý.

Kết luận: Nói cách khác, thu nhập chịu thuế phải gồm hầu hết các khoản thu nhập chủ yếu phát sinh, không phân biệt hình thái và nguồn gốc của chúng.

Hướng dẫn cách tính thuế TNDN

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC), số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất.

Thuế TNDN năm 2018 phải nộp được xác định theo công thức sau:Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ khoa học và CN x Thuế suất thuế TNDN

Trong đó, thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)

Theo Điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác

Lưu ý: Thuế suất TNDN năm 2018 là 20% (Theo Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC).

cách tính thuế TNDN năm 2019

Xác định thu nhập chịu thuế

Doanh thu tính thuế:

– Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT.
– Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.
– Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần…

Xem Thêm  Hướng Dẫn Quy Trình Làm Kế Toán Thuế Cho Các Doanh Nghiệp

Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Thu nhập khác của doanh nghiệp:

– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán.
– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
– Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật.
– Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
– Thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ.
– Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá…

Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định:

Doanh nghiệp được phép chuyển lỗ liên tục không quá 05 năm

Xác định lỗ và chuyển lỗ của doanh nghiệp:

Thu nhập tính thuế = (Doanh thu – các khoản chi phí được trừ + các khoản thu nhập khác) – Thu nhập được miễn thuế

Nếu bạn là một người quản lý của doanh nghiệp và đang muốn tăng trưởng doanh nghiệp của mình – Liên hệ tư vấn miễn phí và triển khai hệ thống quản trị doanh nghiệp WinERP cho doanh nghiệp.