Các loại thuế cơ bản công ty phải nộp cho nhà nước | Hồng Luật Group - Dịch Vụ Doanh Nghiệp

Hồng Luật Group - Dịch Vụ Doanh Nghiệp

Trang chủ Dịch Vụ Kế ToánCác loại thuế cơ bản công ty phải nộp cho nhà nước

Các loại thuế cơ bản công ty phải nộp cho nhà nước

Khi thành lập công ty, doanh nghiệp phải thực hiện đóng các loại thuế nào? và mức thuế phải đóng là bao nhiêu?” Dưới đây là những lưu ý về thuế và các loại thuế doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ khi thành lập doanh nghiệp:

Các loại thuế công ty phải nộp

  • Thuế môn bài (theo mức vốn điều lệ đăng ký);
  • Thuế giá trị gia tăng (theo cân đối đầu ra, đầu vào của công ty);
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (chỉ phải nộp khi công ty có lãi, 20% lợi nhuận công ty);
  • Thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có hoạt động xuất nhập khẩu);
  • Thuế tài nguyên (nếu có sử dụng tài nguyên);
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu kinh doanh ngành nghề đặc biệt hạn chế kinh doanh).

Các mốc thời gian nộp tờ khai thuế và nộp thuế

  • Đối với thuế môn bài: Căn cứ Nghị định số Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2020 thì doanh nghiệp thành lập năm 2022 sẽ được miễn lệ phí môn bài, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải kê khai và nộp tờ thuế môn bài.
  • Thời gian kê khai lệ phí môn bài và nộp tờ khai: Người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập; doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.
  • Trong năm 2022 khi doanh nghiệp thành lập công ty cũng đồng thời thành lập thêm địa điểm kinh doanh, chi nhánh công ty trên toàn quốc cũng được miễn thuế môn bài cho các đơn vị trực thuộc này.

Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế giá trị gia tăng (nếu có), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

  • Tờ khai quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
  • Tờ khai quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
  • Tờ khai quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
  • Tờ khai quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau;

Thời hạn nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính (nếu có) không phải nộp tờ khai

  • Quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
  • Quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
  • Quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
  • Quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau.
  • Doanh nghiệp tự cân đối mức thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính và sau đó cuối năm tổng hợp doanh thu, chi phí để quyết toán tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm (nếu có).
  • Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm: Hạn nộp chậm nhất báo cáo tài chính năm trước là ngày 30/03 năm sau.
  • Tuy nhiên, năm 2022 Chính phủ có áp dụng hỗ trợ doanh nghiệp bằng việc gia hạn thời hạn nộp các loại thuế theo các thời hạn nhất định.

Những lưu ý về kê khai thuế khi mới thành lập công ty

  • Đối với kê khai thuế giá trị gia tăng: Doanh nghiệp không phát sinh hóa đơn đầu vào và đầu ra thì đến thời hạn kê khai và nộp thuế công ty vẫn phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (VAT).
  • Đối với báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Doanh nghiệp vẫn cần phải kê khai dù chưa xuất hóa đơn giá trị gia tăng của công ty (nếu Công ty đã thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng).
  • Đối với báo cáo tài chính cuối năm: Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hoạt động kinh doanh vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính cuối năm cho năm hoạt động.

Thực hiện nghĩa vụ thuế là quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các thủ tục liên quan kê khai thuế, thực hiện các nghĩa thuế sau khi được thành lập.

Xem Thêm  Dịch vụ báo cáo thuế doanh nghiệp là gì?

Các thủ tục sau khi thành lập công ty

Doanh nghiệp cần làm những gì sau khi đã nhận được đăng ký kinh doanh? Các thủ tục phải thực hiện và thời hạn thực hiên theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 sau khi có đăng ký kinh doanh như sau:

Mở tài khoản ngân hàng của công ty

  • Thủ tục này do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành. Hồ sơ chuẩn bị đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm:
    • 01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”;
    • 01 bản công chứng “Chứng minh nhân dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấy phép;
    • 01 bản sao điều lệ công ty.
  • Năm 2022, doanh nghiệp không cần phải thực hiện công bố mẫu dấu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng sẽ chưa cập nhật nội dung này nên Quý khách cần lưu ý và trao đổi nội dung này để thực hiện thủ tục mở tài khoản dễ dàng nhất.
  • Doanh nghiệp cần mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục hoặc ủy quyền cho Luật Việt An hỗ trợ thực hiện.
  • Từ ngày 01/05/2021 khi Thông tư 01/2021/TT- BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực thì không còn mẫu hồ sơ kê khai tài khoản ngân hàng với Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư. Do đó, được hiểu rằng từ thời điểm 01/05/2021 doanh nghiệp sau khi mở tài khoản không phải thực hiện thủ tục kê kê khai số tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp mới mở với Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng Internet

  • Đăng ký nộp thuế điện tử từ một ngân hàng mà doanh nghiệp đã đăng ký mở tài khoản.
  • Hiện nay, đối với các khách hàng thành lập doanh nghiệp/thành lập công ty tại Hà Nội có thể đăng ký xin cấp số tài khoản ngay trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp/công ty sẽ không phải thực hiện mở tài khoản và thực hiện thông báo tài khoản ngân hàng theo thủ tục hướng dẫn kế tiếp. Có thể nói Hà Nội đang tiên phong trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và các tiện ích cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp/công ty tại Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay số lượng ngân hàng có thể đăng ký online tài khoản cho doanh nghiệp còn hạn chế nên doanh nghiệp có ít lựa họn.

Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài

  • Miễn lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp thành lập năm 2022: Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid Chính phủ Việt Nam đã có chính sách miễn tiền thuế môn bài năm đầu thành lập cho công ty thành lập mới từ năm 2020 nhằm khuyến khích doanh nghiệp gia nhập thị trường trong giai đoạn khó khăn này. Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2020. Do đó, công ty/doanh nghiệp thành lập mới năm 2022 sẽ được miễn lệ phí (thuế) môn bài, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải kê khai và nộp tờ khai thuế môn bài.
  • Thời gian kê khai lệ phí môn bài và nộp tờ khai: Người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập; doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.
Xem Thêm  Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất 2020

Làm biển và treo biển công ty tại trụ sở chính

  • Doanh nghiệp bắt buộc phải treo biển công ty tại trụ sở với các nội dung như sau: Tên cơ quan chủ quản (cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tức Sở Kế hoạch và Đầu tư), tên công ty, địa chỉ trụ sở, số điện thoại hoặc email (nếu có).

Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử

  • Doanh nghiệp có thể thông qua Luật Việt An để có mức phí sử dụng chữ ký số giá ưu đãi và dịch vụ hỗ trợ tốt nhất.

Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử

Hồ sơ đề nghị phát hành hóa đơn điện tử nộp qua mạng bao gồm: Quyết định phát hành hóa đơn, Mẫu hóa đơn.

  • Sau khi nộp hồ sơ đề nghị đặt in hóa đơn trong vòng 2-3 ngày, cơ quan thuế sẽ tiến hành đánh giá hồ sơ để xem xét chấp thuận hay không? (Ngoài ra, có một số Chi cục thuế yêu cầu nộp bản gốc hồ sơ nộp qua mạng. Cơ quan thuế có thể đi kiểm tra địa chỉ trụ sở trước hoặc sau khi ra quyết định chấp thuận cho phép phát hành hóa đơn, việc đi kiêm tra có thể có hẹn trước hoặc đột xuất, do đó doanh nghiệp cần thu xếp có nhân sự túc trực tại Văn phòng trong thời gian nộp hồ sơ phát hành hóa đơn).
  • Theo quy định tại Điều 60 Nghị định 123/2020/NĐ-CP doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, đã mua hóa đơn của cơ quan thuế trước ngày 19/10/2020 thì được tiếp tục sử dụng đến hết 30/6/2022. Theo đó đầu năm 2022 không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử mà chỉ bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử từ 01/7/2022. Như vậy, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vẫn được sử dụng hóa đơn giấy đến hết 30/6/2022 nếu đã phát hành trước ngày 19/10/2020. Tuy vậy, theo Quyết định số 1417/QĐ-TCT ngày 27/9/2021 của Tổng cục Thuế về việc ban hành kế hoạch triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại 6 tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định, Phú Thọ từ tháng 11/2021 đến tháng 3/2022. Do đó năm 2022 đối với các doanh nghiệp thành lập tại các tỉnh Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định, Phú Thọ bắt buộc phải phát hành hóa đơn điện tử.

Về thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã như sau

  • Tờ khai Đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo mẫu 01;
  • Các cá nhân/tổ chức truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

Các nội dung cần chuẩn bị khi cơ quan thuế xuống kiểm tra để phát hành hóa đơn VAT

  • Treo biển tại trụ sở chính;
  • Hợp đồng thuê nhà; Chứng minh thư nhân dân+ hộ khẩu của chủ nhà;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản công chứng);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Con dấu của doanh nghiệp;
  • Bố trí văn phòng làm việc để thể hiện doanh nghiệp có hoạt động;
  • Nhân viên/ Người đại diện theo pháp luật để tiếp cán bộ đại diện cơ quan thuế.
  • vấn mọi thủ tục pháp lý miễn phí phát sinh trong quá trình hoạt động.